Hiện tượng nhà bị lún là sự chuyển động dọc theo trục lên xuống hoặc bên trái và bên phải, ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà. Mặc dù, các công trình xây dựng đều gặp phải tình trạng này, lún ở mức độ nhẹ và được chấp nhận trong các nhà dân dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp nhà bị lún có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như nứt tường, nghiêng, hoặc thậm chí là sập đổ. Hãy cùng Xây dựng Nhân Thủy tìm hiểu bài viết dưới đây để biết nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết nhà bị lún, tác hại của hiện tượng này và cách xử lý hiệu quả nhất!
Nội dung bài viết [Hiện]
[Hiện]
Hiện tượng nhà bị lún là gì?
Nhà bị lún là hiện tượng mặt đất nơi xây dựng tòa nhà bắt đầu lún xuống hoặc nghiêm trọng hơn là sụp đổ. Thông thường, sụt lún là khi mặt đất bên dưới tòa nhà lún xuống, kéo theo nền móng của tòa nhà. Quá trình này có thể khiến tường và sàn dịch chuyển, gây ra các vết nứt tường, nền gạch và có thể làm mất cân đối cho công trình trên mặt đất.
Độ lún được cho phép theo TCVN 9360:2012 đối với những công trình dân dụng, nhà ở là dưới 8 cm. Nếu độ lún nằm trong khoảng này thì được xem là an toàn.
Dấu hiệu nhận biết nhà bị lún
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết nhà bị lún cần được biết sớm để xử lý kịp thời:
Các vết nứt xuất hiện: Trên tường nhà, trần, cột nhà và các công trình gạch bên ngoài xuất hiện nhiều vết nứt. Những vết nứt này có chiều hướng dần lan rộng ra từ 3 - 5 mm. Ngoài ra, những vết nứt theo đường chéo thường rộng hơn vết nứt phía dưới nằm gần cửa sổ và cửa ra vào.
Khung cửa bị cong vênh: Cửa sổ, cửa ra vào bị kẹt, méo mó, khó đóng mở. Đây là dấu hiệu cho thấy khung cửa bị cong vênh do tường bị nghiêng, móng nhà không còn được ổn định.
Sàn bị lệch, tường nghiêng: Sàn nhà, bậc thang bị lệch, không bằng phẳng khi đi trên sàn, đây là dấu hiệu cho thấy nền nhà bị lún và nghiêng sang một bên. Ngoài ra, tường nhà cũng bị nghiêng hoặc lệch phăng, một bức tường không đứng thẳng là minh chứng chỉ ra rằng phần móng dưới đó đang lún.
Nguyên nhân khiến nhà bị lún
Nhà bị lún do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà bị lún như:
Thiết kế tính toán sai:
Nguyên nhân nhiều nhất dẫn đến hiện tượng nhà bị lún là do đội ngũ thi công không khảo sát địa chất nền, đất xây dựng công trình trong quá trình xây nhà mới hay trước khi cải tạo nhà cũ hoặc khảo sát địa chất sai với thực tế. Ngoài ra còn có trường hợp có khảo sát địa chất nhưng tính toán thiết kế kết cấu sai như tính sai kết cấu móng, không tính đủ trọng tải của công trình,... Đất không đủ khả năng chịu tải sẽ bị ép chặt và sụt lún.
Thi công sai bản vẽ và sai kỹ thuật:
Nguyên nhân khiến nhà bị lún cũng có thể là do đội ngũ thi công yếu, thiếu kinh nghiệm, hoặc có thể do kết cấu địa tầng đất cùng khu vực nhưng lại có 2 nền đất khác nhau và công trình rơi vào tầng đất yếu dẫn đến sai sót trong thiết kế khiến móng nhà bị sập. Ngoài ra, khi thi công không đúng bản vẽ thiết kế có thể dẫn đến việc sử dụng vật liệu sai mục đích hoặc không đúng cách. Việc thêm tầng hoặc tăng chiều cao của tòa nhà có thể gây thêm áp lực lên nền móng và khiến độ lún nhanh hơn.
Sử dụng sai mục đích thiết kế:
Nếu móng nhà được thiết kế không đúng hoặc không phù hợp với nền đất mà ngôi nhà được xây dựng có thể dẫn đến sụt lún. Có nhiều chủ đầu tư bỏ qua bước làm móng hoặc làm không tốt để tiết kiệm chi phí. Cũng có một số chủ đầu tư liên hệ với đơn vị thiết kế, muốn thiết kế nhà ở nhưng lại chuyển mục đích sử dụng sang làm nhà kho, sàn nhảy khiến nền đất không chịu được áp lực dẫn đến nhà bị lún.
Tác động từ bên ngoài
Bên cạnh những tác động chủ quan từ phía con người thì nhà bị lún cũng bị ảnh hưởng từ thiên nhiên. Chẳng hạn như động đất từ 6 - 7 độ Richter có thể làm các công trình bị nứt, nghiêng, sụt lún.
4. Hậu quả khi nhà bị lún
Nhà bị lún có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, bao gồm:
Hư hỏng kết cấu gây nguy hiểm: Nền nhà bị lún sẽ làm nền móng công trình bị kéo xuống khiến kết cấu của ngôi nhà thay đổi. Tường sẽ bị nứt và lan rộng, cột và khung cửa bị biến dạng. Còn tình trạng bị lún quá sâu có thể dẫn đến sập nhà gây nguy hiểm cho người sử dụng cũng như mọi người và các công trình xung quanh nếu không được khắc phục kịp thời.
Tổn hại về kinh tế: Chi phí sửa chữa nhà bị lún thường khá cao, bao gồm việc sửa chữa cấu trúc, nền móng, và các phần khác của ngôi nhà. Ngoài ra, phần đất nền yếu, bị sụt lún sẽ làm giảm giá trị của bất động sản
Vận hành khó khăn: Lún nhà có thể gây ra một số vấn đề trong việc vận hành của ngôi nhà như việc đóng mở cửa, cửa sổ, hoặc thậm chí là làm hỏng các hệ thống như đường ống nước, điện, và hệ thống thoát nước gây bất lợi cho chủ nhà.
Cách xử lý khi phát hiện nhà bị lún
Đối với tình trạng sụt lún nhẹ
Về nguyên tắc, khi xảy ra hiện tượng lún, nghiêng, nứt... bạn nên cân nhắc xem nên sửa chữa nhà hay nên xây nhà mới cần tiến hành quan trắc trong thực tế xem xét các hiện tượng này đã đến mức báo động cần phải sửa chữa ngay hay nó sẽ dừng lại trong một thời gian nhất định. Nếu dừng lại thì chúng ta chỉ cần chờ thời gian và sửa chữa nhẹ nhàng. Nếu hiện tượng có dấu hiệu ngày càng sụt lún thì bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra biện pháp xử lý chính xác và hiệu quả.
Việc gia cường móng là biện pháp tích cực. Để khắc phục độ lún không đều, bạn có thể hạ cột cao xuống hoặc cột thấp hơn phải nâng lên. Trường hợp chỉ lún một phần nhỏ bên trong nhà, bạn có thể đập bỏ lớp gạch hoặc xi măng đó rồi gia cố thêm đất lấp vào và lót một lớp gạch mới. Mặc dù phương pháp này đơn giản nhưng chi phí sẽ rất cao nếu việc giải quyết trên diện rộng. Nếu cột nhà hoặc cột ban công bị lún thì trước tiên bạn cần tìm cách giảm áp lực cho mặt đất rồi mới xử lý hiện tượng bị lún. Nếu tình trạng sụt lún quá nặng, bạn cần liên hệ với chuyên gia để xử lý triệt để nhất.
Đối với tình trạng sụt lún nặng
Đối với tình trạng sụt lún nặng, bạn không thể khắc phục được thì cần thực hiện 3 bước dưới đây:
Bước 1: Liên hệ đơn vị sửa chữa
Bạn hãy chọn những đơn vị thi công uy tín để khảo sát, xác định nguyên nhân công trình bị sụt lún. Điều này sẽ giúp sửa chữa công trình đạt chất lượng tốt nhất. Xây dựng Nhân Thủy đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa nhà bị lún. Cam kết mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất với đội ngũ kỹ sư có tay nghề cao, quy trình làm việc chuyên nghiệp, tận tâm.
Bước 2: Cân bằng công trình
Bước 2 là điều khiển nhà, đây là công việc chuyển công trình sang dạng cân bằng động. Sau đó, chỉ cần dùng một năng lượng nhỏ để căn chỉnh độ nghiêng, lún của nhà. Khi đã căn chỉnh xong, kỹ sư thi công sẽ khóa cân bằng động này lại nhằm đảm bảo công trình đứng vững
Bước 3: Phân tích và gia cố
Tiến hành phân tích kết cấu của công trình, kiểm định chất lượng công trình bằng cách chạy mô hình thông minh trên máy tính. Sau công đoạn này, nếu còn vấn đề nào khác, kỹ sư sẽ cho gia cố bổ sung và hoàn thành công trình được đứng vững (cân bằng bền).
Cách phòng tránh nhà bị lún
Nhằm đảm bảo công trình sau khi hoàn thiện sẽ không gặp tình trạng móng yếu, chủ nhà và đơn vị thi công cần tránh những điều dưới đây:
Xây dựng móng nhà chắc chắn, đảm bảo khả năng chịu lực của nền đất phù hợp loại công trình xây dựng. Đảm bảo nền móng được xây dựng trên đất cứng và bền, phù hợp với điều kiện địa chất cụ thể của khu vực.
Thi công xây sửa nhà đúng quy trình, đúng kỹ thuật và sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao, có thương hiệu uy tín. Việc xây dựng cần tuân thủ các bước trong quy trình thi công móng nhà để đảm bảo cấu trúc ổn định.
Thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào của sự lún nhà nhằm giúp bạn can thiệp khắc phục kịp thời trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhà bị lún là một vấn đề đáng lo ngại trong xây dựng, tình trạng sụt lún nặng có thể khiến nhà sập gây nguy hiểm cho người ở. Việc thiết kế, thi công móng nhà đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng nguồn vật liệu chất lượng cao là điều kiện cần thiết để tránh hiện tượng nghiêng, lún. Xây dựng Nhân thủy hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích bạn kịp thời phát hiện dấu hiệu nhà bị lún cũng như biết cách khắc phục tình trạng này để đảm bảo an toàn cho người và công trình xây dựng. Nếu bạn đang tìm đơn vị thi công giúp bạn giải quyết vấn đề về sơn sửa nhà, hãy liên hệ ngay với Xây dựng Nhân Thủy để nhận được tư vấn miễn phí và chi tiết về báo giá sửa chữa nhà TPHCMnhé!
CEO Nguyễn Bảo Nhân, ông là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực thi công xây dựng nhà ở. Đồng thời, ông Nguyễn Bảo Nhân cũng là người đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân công tay nghề cao và là người dẫn dắt, phát triển Xây dựng Nhân Thủy.