Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước là gì? Quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật

Nguyễn Bảo Nhân Thời gian cập nhập: 23/04/2024

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước là một số chỉ tiêu kỹ thuật được đặt ra để kiểm tra độ hoàn thiện của bề mặt sơn sau khi thi công. Nghiệm thu sơn nước là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ của bề mặt sơn cũng như độ bền và chất lượng công trình. Các tiêu chí nghiệm thu được xác định theo TCVN 9404:2012 dành cho các loại sơn tổng hợp dạng nhũ tương, các loại sơn dùng trang trí, bảo vệ tường. 
Việc tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước bao gồm các yếu tố như độ bám dính, độ phủ đều và độ bền màu. Quy định này không chỉ là hướng dẫn cho đơn vị thi công mà còn đảm bảo cho chủ nhà về chất lượng công trình của họ. Để hiểu chi tiết về cả tiêu chuẩn nghiệm thu và quy trình thi công sơn nước mời bạn tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!

 

Nội dung bài viết [Hiện]
    [Hiện]

      Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước là gì?

      Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9404:2012) là quá trình thi công bằng cách phủ lên bề mặt tường những lớp sơn để bảo vệ bề mặt ngôi nhà trước những ảnh hưởng bên ngoài cũng như tăng tính thẩm mỹ. Sau thi công, chủ nhà sẽ tiến hành nghiệm thu sơn nước ngôi nhà, xem có đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật như bề mặt sơn, độ đều màu sắc, tính thẩm mỹ có đúng với các tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước hay không. 
      Tiêu chuẩn sơn tường hiện nay được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc gia là TCVN 9404 ban hành vào năm 2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn sơn tường được áp dụng cho những loại sơn dùng để trang trí nội thất hoặc ngoại thất và sơn bảo vệ như những loại sơn chống thấm, chống ăn mòn, chống va đập,... Việc áp dụng những tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước sau thi công nhằm mục đích đảm bảo chất lượng công trình về tính thẩm mỹ, độ bền và tuổi thọ của lớp sơn.
      Áp dụng những tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước sau thi công nhằm đảm bảo chất lượng
      Áp dụng những tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước sau thi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình đạt tốt nhất

      Nghiệm thu sơn nước có những tiêu chí gì?

      Có hai cách để nghiệm thu sơn nước và việc lựa chọn phương pháp nào để thực hiện phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến ​​thức chuyên môn của người tiến hành nghiệm thu. Dưới đây là một số tiêu chí nghiệm thu mà bạn có thể tham khảo:

      Nghiệm thu sơn nước theo cảm quan

      Một lớp sơn nước tốt, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệm thu theo cảm quan là một lớp sơn có:
      • Màu sắc: Kiểm tra màu sắc về độ đồng đều, không có hiện tượng lệch màu hay phai màu. Màu sắc lên tường đúng theo chỉ dẫn, tăng độ thẩm mỹ cho tường nhà và dễ dàng vệ sinh.
      • Bề mặt: Bề mặt sơn phẳng mịn, không có hiện tượng bong tróc, rạn nứt, phồng rộp hoặc bọt khí.
      • Độ phủ: Đảm bảo lớp sơn phủ đều không bị vón cục, loang lổ vết chổi sơn, không lộ lớp lót hoặc vật liệu nền.
      • Độ bám dính: Kiểm tra bằng phương pháp thủ công để đánh giá độ bám dính của sơn. Bạn có thể sử dụng băng keo 3M dính lên tường và tháo ra để kiểm tra độ bám dính của sơn. Nếu lớp phủ tróc ra nhiều thì bề mặt sơn chưa đạt.
      Việc kiểm tra cảm quan cẩn thận lớp sơn nước không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ mà còn liên quan đến chất lượng và tuổi thọ của lớp sơn. Vì vậy sau khi thi công sơn cho tường nhà, bạn nên chú ý các yếu tố này.
      Bề mặt sơn phẳng mịn, không có hiện tượng bong tróc là dấu hiệu nhận biết
      Bề mặt sơn phẳng mịn, không có hiện tượng bong tróc là dấu hiệu nhận biết lớp sơn đạt yêu cầu

      Nghiệm thu sơn nước theo tiêu chuẩn TCVN 6934:2001

      TCVN 6934:2001 là tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho việc nghiệm thu sơn nước trong xây dựng do Do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Việc áp dụng tiêu chuẩn này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của lớp sơn.  
      Dựa theo TCVN 6934:2001 sẽ có các tiêu chí kỹ thuật cụ thể như sau: 

      Dựa theo TCVN 6934:2001 sẽ có các tiêu chí kỹ thuật cụ thể như sau: 

      Chỉ tiêu 

      Quy định 

      Lớp sơn tường trong 

      Lớp sơn tường ngoài 

      Màu sắc

      Đúng theo mẫu chuẩn

      Độ mịn, không lớn hơn

      50 (mm)

      Độ phủ, tùy thuộc vào màu sắc 

      125 ÷ 200 (g/m2)

      Độ bám dính của màng sơn trên nền vữa xi măng - cắt 

      không lớn hơn 2 điểm

      Thời gian khô 

      • Khô bề mặt, không lớn hơn 

      • Khô hoàn toàn (cấp 1), không lớn hơn

       
      • 1 (giờ)

      • 5 (giờ)

      Hàm lượng chất không bay hơi (tính theo khối lượng %).

      50 % 

      Độ nhớt (Pa.s), đo ở điều kiện RV4, SP4

      20 ÷ 30 Pa.s.

      12 ÷ 20 Pa.s.

      Độ bền nước (giờ), không nhỏ hơn 

      250 giờ.

      1000 giờ.

      Độ bền kiềm (giờ) trong dung dịch Ca(OH)2 bão hòa, pH = 14, không nhỏ hơn

      150 giờ.

      600 giờ.

      Độ rửa trôi (chu kỳ), không nhỏ hơn

      450 chu kỳ.

      1200 chu kỳ.

      Chu kỳ nóng lạnh (chu kỳ) đối với sơn tường ngoài

      Không áp dụng.

      50 chu kỳ.

       
      Để nghiệm thu sơn nước theo tiêu chuẩn TCVN 6934:2001, cần thực hiện các bước dưới đây:
      • Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu: Lấy mẫu thử nghiệm theo tiêu chuẩn.
      • Thử nghiệm mẫu: Theo TCVN 5669 được quy định năm 2007
      • Chuẩn bị bảng tiêu chuẩn để kiểm tra: Tấm tiêu chuẩn dùng trong thí nghiệm là vữa xi măng cát dmax < 5mm cát, kích thước là 150mm x 150mm x 10mm nên mác vữa là 11 theo TCVN 4314: 2030. Lưu ý bề mặt của bảng tham chiếu cần được kiểm tra phẳng và nhẵn trước khi sơn phủ.
      • Dụng và hóa chất dùng để kiểm tra: Chuẩn bị một số dụng cụ như sau: pipet lấy 5ml, mỗi lần 0.05 ml; vật liệu thật (vật liệu bịt kín không thấm nước, không rò rỉ như parafin); nước cất. Chuẩn bị xong dụng cụ và tiến hành cắt phần côn của pipet 5ml, chia vạch đến 0.05ml. Tiếp đến cắt phần dốc của phễu thủy tinh và dùng cao su mềm nối hai phần với nhau để tạo thành dụng cụ kiểm tra độ thâm nhập, độ thấm của nước.
      Nghiệm thu sơn nước theo tiêu chuẩn TCVN 6934:2001
      Các tiêu chí nghiệm thu sơn nước theo tiêu chuẩn TCVN 6934:2001

      Quy trình thi công sơn nước đúng kỹ thuật

      Để quá trình nghiệm thu sơn nước diễn ra dễ dàng, đạt kết quả tốt thì trong quá trình thi công sơn nước bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật một số bước dưới đây:

      Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn

      Lớp sơn phủ hoàn thiện đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao thì bước chuẩn bị bề mặt tường là không thể thiếu trước khi sơn trong nhà cũng như sơn ngoài trời. Dưới đây là 3 bước bạn cần phải làm trước khi sơn như sau:
      • Bước 1: Làm sạch bề mặt
      Dọn trống bức tường bằng cách tháo bỏ toàn bộ đinh, ốc vít, keo dán,... sau đó làm sạch tường. Việc làm sạch là rất quan trọng, bạn có thể dùng xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa, sau đó rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ vết bẩn trên tường dễ dàng.
      Trước khi sơn cần vệ sinh bề mặt tường
      Vệ sinh bề mặt tường
      • Bước 2: Mài nhẵn bề mặt
      Những vết lồi lõm hoặc vết nứt sẽ không thể bị che lấp bởi sơn nên trước khi bắt đầu sơn, bạn dùng đèn chiếu, quét qua bề mặt tường để tìm những chỗ gồ ghề. Sử dụng một cái bàn cạo để làm phẳng vết lồi. Những chỗ bị lõm hoặc nứt thì được trám bằng lớp keo dính đặc biệt. Lưu ý nên bôi nhiều lớp keo mỏng thay vì một lớp dày và dùng chổi để quét lớp keo cho đều. Sau đó, bạn dùng giấy nhám để làm phẳng bề mặt tường, lưu ý là không nên chà nhiều rất dễ làm trầy tường.
      Dùng giấy nhám để làm phẳng bề mặt tường
      Mài nhẵn bề mặt tường
      • Bước 3: Xử lý bề mặt
      Nếu trên mặt tường còn lỗi sẽ dẫn đến lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Một số lỗi bạn cần khắc phục đó là chống ẩm và chống thấm.
      Độ ẩm cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lớp màng sơn bị xuống cấp nhanh chóng như bong tróc, màu sắc loang lổ và độ ẩm của tường không quá 15%. Vì vậy, bạn nên xử lý chống ẩm bằng sơn lót siêu chống kiềm chuyên dụng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng sơn lót trùng với màu sơn cuối để dấu được những khuyết điểm trên tường.
      Một nguyên nhân dẫn đến lỗi sơn nhanh nhất là tường bị thấm nước. Vì vậy bạn cần tìm ra nguyên nhân và xử lý triệt để bằng cách sử dụng các loại sơn chống thấm và chống kiềm hóa để khắc phục tình trạng này.
      Chống ẩm tường bằng cách sơn một lớp sơn lót
      Xử lý chống ẩm bằng cách sơn một lớp sơn lót

      Các bước thi công sơn nước

      Một công trình có lớp đẹp, hoàn hảo sẽ dựa vào 2 yếu tố chính là chất lượng sơn và tay nghề của thợ sơn. Vậy quy trình thi công sơn như thế nào là đúng kỹ thuật? Hãy cùng Nhân Thủy tìm hiểu qua các bước thi công của một thợ sơn chuyên nghiệp dưới đây:
      • Bước 1: Chọn dụng cụ phù hợp
      Để chuẩn bị cho công đoạn sơn tường và lớp sơn được phủ đều mịn thì dụng cụ là một yếu tố quan trọng. Một số dụng cụ thi công sơn tường cần thiết như: Bạt, dụng cụ che chắn và đồ bảo hộ; dụng cụ cạo sơn; cọ quét sơn và con lăn sơn; khay đựng con lăn sơn; đầu lăn sơn thay thế; thang chữ A; cây sào dài. 
      Các dụng cụ thi công sơn nước
      Dụng cụ cần thiết khi thi công sơn nước
      • Bước 2: Pha chế sơn
      Một nguyên tắc cần lưu ý khi pha sơn nước là pha thêm từ 5 - 10% dung môi nước trước khi sơn, sau đó khuấy đều để các thành phần đồng nhất. Sơn không được pha quá đặc cũng như quá loãng. Nếu sơn đặc sẽ dẫn đến tốn chi phí và mất nhiều thời gian thi công. Sơn quá loãng sẽ ảnh hưởng đến độ phủ của sơn.
      Khi sơn các lớp sơn cách nhau 2 - 3h, người thợ sẽ dùng máy khuấy hoặc thiết bị cầm tay khuấy đều thùng sơn lại. Sau đó, sử dụng súng phun, cọ, rulo tiến hành phun, lăn đều trên bề mặt tường để màng sơn phẳng và mịn.
      Pha chế sơn nước không được quá đặc hoặc quá loãng
      Pha chế sơn nước không được quá đặc cũng như quá loãng
      • Bước 3: Áp dụng kỹ thuật sơn
      Kỹ thuật thi công sơn nước chuẩn nhất hiện nay mà người thợ chuyên nghiệp sẽ tiến hành đầu tiên là vệ sinh bề mặt tường, ưu tiên các vị trí sắp lăn sơn trước. Thi công sơn từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong giúp lớp sơn được phủ đều. Thông thường, thợ sẽ thi công sơn trần dằm cột trước và lăn sơn hoàn thiện tường sau.
      Một số công trình có bề mặt tường không đồng đều thì thợ sơn sẽ tiến hành bôi  bả matit có tác dụng giúp tường nhẵn mịn hơn. Nếu bỏ qua bả matit thì thợ sơn sẽ tiến hành tăng cường khâu vệ sinh làm sạch bề mặt. Sau đó lăn một lớp sơn lót kháng kiềm trắng và phủ 2 lớp sơn màu hoàn thiện.
       

      5 lưu ý trong quá trình nghiệm thu và thi công

      Trong quá trình nghiệm thu và thi công, bạn cần lưu ý 5 điều dưới đây để việc nghiệm thu được diễn ra suôn sẻ nhất:
      • Việc thi công sơn phải tuân thủ số lớp sơn được quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận. Phổ biến nhất là sơn một lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ để bảo vệ công trình tốt nhất.
      • Chú ý đến độ ẩm của tường, độ ẩm phải đảm bảo dưới 16°C khi sử dụng máy đo độ ẩm chuyên dụng. Ngoài ra, để tường khô trong điều kiện khô ráo trong 21 - 28 ngày sau khi thi công.
      • Chú ý thời gian thi công giữa mỗi lớp sơn và đảm bảo lớp sơn bên dưới khô trước khi tô thêm một lớp sơn khác. Nếu công trình có yêu cầu cao hơn, bạn hãy sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt của lớp sơn sau đó tiến hành sơn tiếp lớp sau.
      • Vết chổi của lớp sơn trước được vẽ thẳng, vết chổi sơn của lớp tiếp theo phải chồng lên một phần của lớp trước để phủ kín bề mặt sơn. Khi sơn lớp tiếp theo, đảm bảo vết chổi sơn vuông góc với lớp đã sơn sao cho lớp sơn phủ kín toàn bộ bức tường, bề mặt gỗ hoặc bề mặt kim loại cần sơn.
      • Trong quá trình lăn sơn, bạn nên chú ý lăn đều tay và lăn từ trên xuống dưới để lớp sơn được mịn màng và đẹp nhất.
      Chổi sơn vuông góc với lớp sơn trước để phủ kín đều bề mặt tường
      Chổi sơn vuông góc với lớp sơn trước đó nhằm giúp phủ kín đều bề mặt tường  

      Xác định kết quả tiêu chuẩn thi công nghiệm thu sơn nước

      Khi công trình đã hoàn thiện, kết quả nghiệm thu được xác định dựa trên bề mặt lớp sơn cuối cùng phải được phủ đều màu, không có vết rạn nứt, bong tróc hay phồng rộp. Màu sắc lớp sơn phải đúng với bảng màu nước trước đó, màng sơn đều màu không ố vàng, loang lổ.  
      Lớp sơn phải có độ bám dính cao và bạn có thể sử dụng băng keo để kiểm tra bằng cách sử dụng dao cắt một đường ngang trên bề mặt tường. Sau đó lấy chổi quét sạch bụi và dùng băng keo dán lên vết cắt và giật mạnh. Nếu bề mặt có hiện tượng bong tróc thành các mảng lớn thì lớp sơn chưa đạt yêu cầu. 
      Đặc biệt về tiêu chuẩn màu sắc và độ đồng đều của lớp sơn sau khi thi công cần được kiểm tra cẩn thận. Lớp sơn đạt chuẩn có màu sắc đồng đều và so với mẫu ban đầu không có sự chênh lệch về màu sắc.  
      Lớp sơn sau khi thi công đạt chuẩn là lớp sơn bền màu theo thời gian, có khả năng chống chịu với thời tiết, mài mòn và hóa chất. Ngoài ra, màng sơn sẽ phẳng mịn, không có các vết gồ ghề, vón cục. 
      Lớp sơn sau khi thi công đạt chuẩn là lớp sơn có màu sắc đồng đều
      Lớp sơn sau khi thi công đạt chuẩn là lớp sơn có độ đồng đều về màu sắc 

      Xây dựng Nhân Thuỷ - Đơn vị thi công sơn nước đạt chuẩn

      Khi trải qua thời gian dài sử dụng và chịu tác động của môi trường, các lớp sơn trong ngôi nhà của bạn sẽ bị xuống cấp với các dấu hiệu phai màu, bề mặt tường xuất hiện những vết nứt, bong tróc, loang lổ,.... gây mất thẩm mỹ. Lúc này bạn cần sơn sửa lại các bức tường để đảm bảo an toàn sử dụng. 
      Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị thi công khác nhau. Tuy nhiên xây dựng Nhân Thủy là một trong những đơn vị thi công sơn nước đạt chất lượng tốt nhất. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ sơn lại nhà cũ, cam kết mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ với những ưu điểm dưới đây:
      • Bảo hành công trình với thời gian dài từ 12 tháng - 5 năm
      • Chi phí sơn hợp lý, tiết kiệm
      • 100% sơn nước chính hãng, có chất lượng tốt giúp bề mặt tường bền màu theo thời gian.
      • Có bộ phận thiết kế thi công theo yêu cầu với nhiều ưu đãi
      • Đội ngũ thợ có chuyên môn cao với kinh nghiệm > 7 năm
      Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết nên thi công sơn nước cho nhà như thế nào để bền đẹp thì hãy liên hệ ngay với Nhân Thuỷ để nhận được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí qua những thông tin dưới đây:
      • Hotline: 0981 878 997 – 07 7899 7898 (Mr Nhân)
      • Hỗ trợ tư vấn qua Zalo: 0981878997
      • Email: xaydungnhanthuy@gmail.com
      Xây dựng Nhân Thuỷ cung cấp dịch vụ thi công sơn nước đạt chuẩn
      Xây dựng Nhân Thuỷ - Đơn vị thi công sơn nước đạt chuẩn

      Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước là yếu tố quan trọng cần thực hiện sau thi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình về tính thẩm mỹ, độ bền và tuổi thọ của lớp sơn. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tự nghiệm thu kết quả thi công sơn nước cho công trình của mình. Điều này sẽ giúp ích bạn trong việc xác định chất lượng của đội ngũ thi công và chất lượng của cả công trình. 

      Nguyễn Bảo Nhân

      CEO Nguyễn Bảo Nhân, ông là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực thi công xây dựng nhà ở. Đồng thời, ông Nguyễn Bảo Nhân cũng là người đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân công tay nghề cao và là người dẫn dắt, phát triển Xây dựng Nhân Thủy.

      CÔNG TY TNHH - TM - DV XÂY DỰNG NHÂN THỦY - Mã số thuế: 0315858955 CÔNG TY TNHH - TM - DV XÂY DỰNG NHÂN THỦY - Mã số thuế: 0315858955 CÔNG TY TNHH - TM - DV XÂY DỰNG NHÂN THỦY - Mã số thuế: 0315858955 CÔNG TY TNHH - TM - DV XÂY DỰNG NHÂN THỦY - Mã số thuế: 0315858955 CÔNG TY TNHH - TM - DV XÂY DỰNG NHÂN THỦY - Mã số thuế: 0315858955